Hapacol Đau Nhức DHG (10 vỉ x 5 viên)
Hapacol Đau Nhức DHG giảm đau, kháng viêm trong các trường hợp đau cơ khớp do chấn thương, thấp khớp, viêm thần kinh, gãy xương, trật khớp, đau sau giải phẫu…
Description
Hapacol Đau Nhức DHG (10 vỉ x 5 viên) là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang giảm đau, kháng viêm trong các trường hợp đau cơ khớp do chấn thương, thấp khớp, viêm thần kinh như đau lưng, vẹo cổ, bong gân, căng cơ quá mức, gãy xương, trật khớp, đau sau giải phẫu… Điều trị cảm sốt, nhức đầu, đau răng, đau bụng kinh, đau nhức cơ quan vận động…
Hapacol đau nhức là thuốc gì?
Hapacol đau nhức là thuốc giảm đau, kháng viêm được kết hợp từ 2 hoạt chất.
- Paracetamol là thuốc giảm đau – hạ sốt hữu hiệu. Thuốc tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tăng tỏa nhiệt do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên làm giảm thân nhiệt ở người bị sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt bình thường. Paracetamol hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Thời gian bán thải là 1,25 – 3 giờ. Thuốc chuyển hóa ở gan và thải trừ qua thận.
- Ibuprofen là thuốc chống viêm không steroid, có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm. Ibuprofen ức chế Prostaglandin synthetase và do đó ngăn tạo ra Prostaglandin, tác nhân gây viêm, đau và sốt. Ibuprofen là thuốc an toàn nhất trong các thuốc chống viêm không steroid. Ibuprofen hấp thu tốt, nồng độ tối đa của thuốc trong huyết tương đạt được sau khi uống từ 1 – 2 giờ. Nửa đời của thuốc khoảng 2 giờ. Thuốc được đào thải chủ yếu qua nước tiểu.
Sự kết hợp liều lượng hợp lý của Ibuprofen và Paracetamol trong Hapacol đau nhức cho tác dụng giảm đau mạnh hơn và sử dụng an toàn hơn so với khi sử dụng hai viên riêng rẽ.
Xem thêm tại đây >>> Hapacol Đau Nhức DHG (10 vỉ x 5 viên) trên Thuocbietduoc
Hapacol Đau Nhức có công dụng gì?
Hapacol Đau Nhức DHG được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
- Hapacol đau nhức có tác dụng giảm đau, kháng viêm trong các trường hợp đau cơ khớp do chấn thương, thấp khớp, viêm thần kinh như đau lưng, vẹo cổ, bong gân, căng cơ quá mức, gãy xương, trật khớp, đau sau giải phẫu…
- Điều trị cảm sốt, nhức đầu, đau răng, đau bụng kinh, đau nhức cơ quan vận động…
Xem thêm tại đây >>> Các thuốc khác
Liều dùng Hapacol Đau Nhức?
- Uống thuốc sau bữa ăn.
- Người lớn: uống 1 – 2 viên x 2 – 3 lần/ ngày. Không quá 12 viên/ ngày.
- Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc.
Thận trọng của Hapacol Đau Nhức?
- Đối với người bị phenylceton – niệu và người phải hạn chế lượng phenylalanin đưa vào cơ thể nên tránh dùng Paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa Aspartam. Đối với một số người quá mẫn (bệnh hen) nên tránh dùng Paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa sulfit. Phải dùng thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước, suy giảm chức năng gan và thận. Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của Paracetamol, nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.
- Ibuprofen có thể làm tăng các transaminase tăng lên trong máu, nhưng biến đổi này thoáng qua và hồi phục được. Khi sử dụng thuốc có thể gây tình trạng nhìn mờ nhưng sẽ hết khi ngừng dùng thuốc. Cần thận trọng khi dùng Ibuprofen đối với người cao tuổi. Ibuprofen ức chế kết tụ tiểu cầu nên có thể làm cho thời gian chảy máu kéo dài.
- Đối với thuốc chứa Paracetamol: Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
- Nguy cơ huyết khối tim mạch: Các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), không phải aspirin, dùng đường toàn thân, có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện biến cố huyết khối tim mạch, bao gồm cả nhồi máu cơ tim và đột quỵ, có thể dẫn đến tử vong. Nguy cơ này có thể xuất hiện sớm trong vài tuần đầu dùng thuốc và có thể tăng lên theo thời gian dùng thuốc. Nguy cơ huyết khối tim mạch được ghi nhận chủ yếu ở liều cao.
- Bác sĩ cần đánh giá định kỳ sự xuất hiện của các biến cố tim mạch, ngay cả khi bệnh nhân không có các triệu chứng tim mạch trước đó. Bệnh nhân cần được cảnh báo về các triệu chứng của biến cố tim mạch nghiêm trọng và cần thăm khám bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng này. Để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện biến cố bất lợi, cần sử dụng Hapacol đau nhức ở liều hàng ngày thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể.
Tác dụng không mong muốn của Hapacol Đau Nhức?
- Phản ứng phụ khi dùng thuốc hiếm khi xảy ra. Các phản ứng phụ thường gặp của Ibuprofen: rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, khó tiêu, đau dạ dày, đau thượng vị, xuất huyết tiêu hóa, nhức đầu, chóng mặt. Paracetamol đôi khi có gây dị ứng, ban da, nôn, buồn nôn, một vài trường hợp có thể giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu, có thể gây suy gan (do hủy tế bào gan) khi dùng liều cao, kéo dài.
- Nguy cơ huyết khối tim mạch (xem thêm phần Thận trọng và cảnh báo đặc biệt khi sử dụng thuốc).
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Xem thêm tại đây >>> Thuốc Hapacol 650 DHG (10 vỉ x 5 viên)
Hapacol đau nhức giá bao nhiêu?
Sản phẩm đang được bán sẵn tại hệ thống Sơn Trường với giá thành hợp lý, sản phẩm chính hãng uy tín chất lượng. Khách hàng vui lòng liên hệ với hệ thống Sơn Trường để biết thêm chi tiết sản phẩm và ưu đãi từ hệ thống!
Hệ thống Sơn Trường:
Cs1: 62-64 Thành Chung, TP Nam Định.
Cs2: 168 Trần Huy Liệu, TP Nam Định.
Cs3: Cổng chợ Nghĩa Trung, Nghĩa Hưng, Nam Định.
Cs5: Cổng chợ Chùa , TT Nam Giang, Nam Trực , Nam Định.
Cs6: TT Ninh Cường, Trực Ninh, Nam Định.
Cs8: 35 khu 1 TT Yên Định , Hải Hậu, Nam Định.
Cs9: xóm 34- Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định.
Xem thêm tại đây >>> Sơn Trường Pharmacy
Được viết bởi:
Bài đăng cùng tác giả
- simpleTháng năm 9, 2024Oresolac 3B Hương vị cam (Hộp 40 gói x 4,1g)
- simpleTháng năm 9, 2024OralKid New (Hộp 4 vỉ x 5 ống x 10ml) Hỗ trợ mát gan, thanh nhiệt
- simpleTháng năm 9, 2024Oracortia 0.1% (Hộp 50 túi nhôm x 1g)
- simpleTháng năm 8, 2024Siro ho Ong Vàng (Chai 100ml)
Không có bình luận nào
đánh giá nào
There are no reviews yet.