Bostacet (2vỉ x 10viên) Thuốc Giảm Đau Từ Trung Bình Đến Nặng
Bostacet (2vỉ x 10viên) được chỉ định điều trị triệu chứng đau từ trung bình đến nặng.
Description
Bostacet (2vỉ x 10viên) – Thuốc Giảm Đau Từ Trung Bình Đến Nặng là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam được chỉ định điều trị các cơn đau từ trung bình đến nặng. Dùng để hạ sốt mức độ trung bình. Điều trị các cơn đau như đau răng, đau đầu, đau họng, đau cơ, đau ở nội tạng…
Thành phần của Bostacet:
- Paracetamol ………………………….. 325mg.
- Tramadol hydroclorid …………. 37,5mg.
- Thành phần tá dược: Avicel PH 101, pregelatinized starch, natri starch glycolat, magnesi stearat, silicon dioxid, HPMC, PEG 6000, titan dioxid, talc, lactose monohydrat, oxid sắt vàng.
Công dụng (Chỉ định) của Bostacet:
Bostacet được chỉ định điều trị triệu chứng các cơn đau từ trung bình đến nặng.
Cách dùng – Liều dùng của Bostacet:
Thuốc giảm đau Bostacet dùng đường uống. Thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
Người lớn và trẻ em trên 16 tuổi: Liều tối đa là 1 đến 2 viên mỗi 4 đến 6 giờ và không quá 8 viên trong ngày.
Trẻ em dưới 16 tuổi: Độ an toàn và hiệu quả của thuốc chưa được nghiên cứu ở trẻ em.
Người cao tuổi (trên 65 tuổi): Không có khác biệt nào về độ an toàn hay tính chất dược động học giữa người dùng trên 65 tuổi và người dùng ít tuổi hơn.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Chống chỉ định:
- Quá mẫn với tramadol, paracetamol hay bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc với các opioid.
- Trường hợp ngộ độc cấp tính do rượu, thuốc ngủ, các chất ma túy, các thuốc giảm đau trung ương, các thuốc opioid và các thuốc hướng tâm thần.
- Điều trị đồng thời hoặc trong vòng 2 tuần sau khi ngưng điều trị với thuốc ức chế monoamin oxydase (IMAO).
- Suy gan nặng.
- Động kinh không được điều trị.
Cảnh báo và thận trọng:
- Trong điều trị lâu dài, nếu ngừng dùng thuốc đột ngột có thể gây nên hội chứng cai thuốc với các biểu hiện như hốt hoảng, ra nhiều mồ hôi, mất ngủ, buồn nôn, run, tiêu chảy, dựng lông. Một số trường hợp gây ra ảo giác, hoang tưởng. Do vậy, trong điều trị nên dùng tramadol liều thấp nhất có tác dụng, không nên dùng thuốc thường xuyên, dài ngày và không nên ngừng đột ngột mà phải giảm dần liều.
- Nguy cơ gây co giật khi dùng đồng thời với các thuốc SSRI (ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin), TCA (các hợp chất chống trầm cảm 3 vòng), các opioid, MAOI, thuốc an thần hay các thuốc làm giảm ngưỡng co giật, hay trên các bệnh nhân bị động kinh, bệnh nhân có tiền sử co giật, hay có nguy cơ co giật.
- Nguy cơ gây suy hô hấp trên những bệnh nhân có nguy cơ suy hô hấp, dùng liều cao tramadol với thuốc tê, thuốc mê, rượu.
- Thận trọng khi sử dụng đồng thời các chất ức chế thần kinh trung ương như rượu, opioid, thuốc tê, thuốc mê, thuốc ngủ và thuốc an thần.
- Bệnh nhân bị tăng áp lực nội sọ hay chấn thương đầu.
- Bệnh nhân nghiện thuốc phiện vì có thể gây tái nghiện.
- Bệnh nhân nghiện rượu mạn tính và có nguy cơ gây độc tính trên gan.
- Việc dùng naloxone trong xử lý quá liều tramadol có thể gây nguy cơ co giật.
- Với những bệnh nhân có độ thanh thải creatinine dưới 30ml/phút được khuyến cáo dùng không quá 2 viên cho mỗi 12 giờ.
- Bệnh nhân suy gan nặng.
- Những người có tiền sử sốc phản vệ với codeine hoặc các opioid khác khi dùng tramadol dễ có nguy cơ gây sốc phản vệ.
- Không dùng thuốc cho người có tiền sử lệ thuộc opioid, vì nếu dùng tramadol sẽ gây lệ thuộc thuốc trở lại.
- Cần thận trọng khi dùng tramadol vì thuốc có tiềm năng gây nghiện kiểu morphine. Người bệnh thèm thuốc, tìm kiếm thuốc, và tăng liều do lờn thuốc. Tránh dùng thuốc kéo dài và đặc biệt cho người có tiền sử nghiện opioid.
Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ):
Khi sử dụng thuốc Bostacet, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp ADR > 1/100:
- Buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ.
- Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
- Suy nhược, mệt mỏi, xúc động mạnh.
- Đau bụng, táo bón, tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi, khô miệng, nôn mửa.
- Chán ăn, lo lắng, nhầm lẫn, kích thích, mất ngủ, bồn chồn.
- Ngứa, phát ban, tăng tiết mồ hôi.
Hiếm gặp 1/10000 < ADR < 1/1000:
- Đau ngực, rét run, ngất, hội chứng cai thuốc.
- Mất thăng bằng, co giật, căng cơ, đau nửa đầu, co cơ không tự chủ, dị cảm, ngẩn ngơ, chóng mặt.
- Khó nuốt, phân đen do xuất huỵết tiêu hóa, phù lưỡi.
- Loạn nhịp tim, đánh trống ngực, mạch nhanh, tăng hoặc giảm huyết áp.
- Thiếu máu.
- Khó thở.
- Albumin niệu, rối loạn tiểu tiện, nước tiểu ít, bí tiểu.
Các trường hợp báo cáo khi dùng tramadol gồm có: Tăng huyết áp thế đứng, các phản ứng dị ứng (gồm phản ứng phản vệ, nổi mày đay, hội chứng Stevens–Johnson), rối loạn chức năng nhận thức, muốn tự sát và viêm gan. Các bất thường được báo cáo ở phòng thí nghiệm là creatinine tăng cao. Hội chứng serotonin (các triệu chứng có thể là sốt, kích thích, run rẩy, căng thẳng lo âu) xảy ra khi dùng tramadol cùng với các chất tác động đến serotonin như các chất ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin và chất ức chế MAO. Việc theo dõi giám sát tramadol sau khi lưu hành trên thị trường cho thấy rất hiếm khi làm thay đổi tác dụng của warfarin, kể cả tăng thời gian đông máu.
Bác sĩ cần cảnh báo cho bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven–Johnson(SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
Hướng dẫn cách xử trí ADR: Khi gặp tác dụng phụ của thuốc Bostacet, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Thời kỳ mang thai và cho con bú:
- Tramadol đi qua nhau thai. Không có nghiên cứu đầy đủ và đáng tin cậy trên phụ nữ có thai. Sử dụng an toàn cho phụ nữ có thai chưa được khẳng định.
- Không nên dùng cho phụ nữ cho con bú vì độ an toàn của nó đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh chưa được nghiên cứu.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc:
Tramadol làm giảm sự tỉnh táo, do vậy không dùng thuốc khi lái tàu xe, vận hành máy móc và làm việc trên cao.
Tương tác thuốc:
- Dùng với các chất ức chế MAO và ức chế tái hấp thu serotonin: Có thể làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ, gồm chứng co giật và hội chứng serotonin.
- Dùng với carbamazepine: Làm tăng đáng kể sự chuyển hóa tramadol, làm giảm tác dụng giảm đau của tramadol.
- Dùng với quinidine: Tramadol được chuyển hóa thành M1 (chất chuyển hóa có tác dụng) bằng CYP2D6. Uống quinidine cùng với tramadol sẽ làm tăng hàm lượng của tramadol. Kết quả lâm sàng của tương tác này không rõ.
- Dùng với các chất thuộc nhóm warfarin: Phải định kỳ đánh giá thời gian đông máu ngoại lai do ghi nhận INR (international normalized ratio–chỉ số bình thường quốc tế) tăng ở một số bệnh nhân.
- Dùng với các chất ức chế CYP2D6: Uống Bostacet cùng với các chất ức chế CYP2D6 như fluoxetine, paroxetine và amitriptyline có thể làm hạn chế chuyển hóa tramadol.
Bảo quản:
Nơi khô, dưới 30°C, tránh ánh sáng.
Thuốc Bostacet có tác dụng gì?
Bostacet được sử dụng điều trị cho các cơn đau có mức độ từ trung bình đến nặng. Thành phần của thuốc được nghiên cứu thông qua kết hợp 2 hoạt chất giảm đau tramadol và paracetamol. Sự kết hợp này sẽ có tác dụng với cơn đau nhưng không thể tùy ý sử dụng.
Được viết bởi:
Bài đăng cùng tác giả
- simpleTháng năm 9, 2024Oresolac 3B Hương vị cam (Hộp 40 gói x 4,1g)
- simpleTháng năm 9, 2024OralKid New (Hộp 4 vỉ x 5 ống x 10ml) Hỗ trợ mát gan, thanh nhiệt
- simpleTháng năm 9, 2024Oracortia 0.1% (Hộp 50 túi nhôm x 1g)
- simpleTháng năm 8, 2024Siro ho Ong Vàng (Chai 100ml)
Không có bình luận nào
đánh giá nào
There are no reviews yet.