Scolanzo 30mg

(đánh giá) 0 đã bán

Author : nguyenxuyen1710
Scolanzo 30mg có thành phần chính là Lansoprazol 30mg. Thuốc được chỉ định để điều trị loét tá tràng, loét dạ dày, bệnh trào ngược dạ dày – thực quản cấp tính.

    Thương hiệu nổi bật

    Mô tả

    Scolanzo 30mg là thuốc gì?

    Scolanzo 30mg là thuốc có tác dụng ức chế bơm proton H+. Được chỉ định để điều trị các bệnh:

    Điều trị loét tá tràng, loét dạ dày, bệnh trào ngược dạ dày – thực quản cấp tính. Điều trị duy trì sau khi chữa khỏi viêm thực quản trợt loét để giảm tái phát.
    – Kết hợp với kháng sinh để điều trị bệnh loét tá tràng và loét dạ dày lành tính do Helicobacter pylori.
    – Điều trị loét dạ dày cấp tính do thuốc chống viêm phi steroid (NSAID) ở bệnh nhân phải dùng NSAID trong khi đang bị loét.
    – Phòng ngừa loét dạ dày do NSAID ở những bệnh nhân có nguy cơ (có tiền sử loét dạ dày) phải điều trị bệnh mãn tính bằng NSAID.
    – Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison.

    SCOLANZO 30MG
    SCOLANZO 30MG

    Scolanzo 30mg

    Thành phần

    Mỗi viên nang chứa:

    Hoạt chất: Lansoprazol 30mg.

    Tá dược: Đường hạt (gồm sucrose, tinh bột ngô), natri laurylsulfat, megumin, mannitol, hypromellose, macrogol 6000, bột talc, polysorbate 80, titan dioxyd, methacrylic acid: ethyl acrylate đồng trùng hợp (1:1).

    Công dụng (Chỉ định)

    – Điều trị loét tá tràng, loét dạ dày, bệnh trào ngược dạ dày – thực quản cấp tính. Điều trị duy trì sau khi chữa khỏi viêm thực quản trợt loét để giảm tái phát.

    – Kết hợp với kháng sinh để điều trị bệnh loét tá tràng và loét dạ dày lành tính do Helicobacter pylori.

    – Điều trị loét dạ dày cấp tính do thuốc chống viêm phi steroid (NSAID) ở bệnh nhân phải dùng NSAID trong khi đang bị loét.

    – Phòng ngừa loét dạ dày do NSAID ở những bệnh nhân có nguy cơ (có tiền sử loét dạ dày) phải điều trị bệnh mãn tính bằng NSAID.

    – Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison.

    Cách dùng – Liều dùng

    Liều dùng:

    Loét tá tràng:

    Uống 30mg, 1 lần/ ngày, dùng trong 4 tuần hoặc đến khi khỏi bệnh.

    Loét dạ dày:

    Uống 30 mg, 1 lần/ ngày, dùng trong 4 tuần. Nếu vết loét chưa lành, tiếp tục điều trị thêm 4 tuần nếu theo chỉ định của bác sỹ.

    Phòng ngừa loét dạ dày do NSAID ở những bệnh nhân có nguy cơ (có tiền sử loét dạ dày) phải điều trị bệnh mãn tính bằng NSAID: uống 30 mg/1 lần/ngày.

    Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản:

    Cấp tính: Uống 30mg, 1 lần/ngày trong 4 tuần. Tuỳ thuộc vào kết quả nội soi, có thể điều trị thêm 4 tuần theo chỉ định của bác sỹ.

    Điều trị duy trì sau khi chữa khỏi viêm thực quản trợt loét để giảm tái phát: Người lớn uống 15 mg/ngày.

    Chưa xác định được mức độ an toàn và hiệu quả khi điều trị duy trì lâu quá 1 năm

    Phối hợp với kháng sinh để diệt Helicobacter pylori:

    Liều thường dùng: Lansoprazol 30 mg/lần, 2 lần/ngày trong 7 ngày kết hợp với 2 trong số các kháng sinh sau: amoxicillin 1g, 2 lần/ ngày ; clarithromycin 500mg, 2 lần/ngày và metronidazol 500 mg (base), 3 lần/ngày.

    Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison:

    Liều thường dùng 60mg, 1 lần/ ngày. Liều dùng nên được điều chỉnh theo kết quả lâm sàng hoặc kết quả kiểm tra định kỳ sự bài tiết khi điều trị trong thời gian dài. Với liều 120mg, hàng ngày nên chia thành 2 lần uống

    Điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy gan, thận:

    Bệnh nhân suy thận: Không cần điều chỉnh liều

    Bệnh nhân suy gan: Bệnh nhân suy gan vừa hoặc nặng

    phải được giám sát định kỳ và giảm 50% liều khuyến cáo hàng ngày.

    Người lớn tuổi:

    Do độ thanh thải của lansoprazol giảm  người lớn tuổi nên giảm liều dựa theo yêu cầu của từng bệnh nhân.

    Liều hàng ngày không nên vượt quá 30mg trừ khi những chỉ định lâm sàng thật cần thiết.

    Cách dùng:

    Nên uống thuốc vào buổi sáng, trước bữa ăn sáng

    Không dùng quá liều chỉ định!

    Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)

    – Mẫn cảm với lansoprazol hoặc các thành phần khác của thuốc.

    – Phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu, người đang cho con bú.

    – Suy thận nặng (Độ thanh thải creatinin < 30ml/ phút).

    – Không dùng thuốc cho những bệnh nhân đang sử dụng atazanavir.

    Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)

    Giống như các thuốc ức chế bài tiết khác, lansoprazol có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột do làm giảm thể tích và độ acid của dịch dạ dày.

    Điều trị loét dạ dày cấp do dùng NSAID ở những bệnh nhân phải tiếp tục dùng NSAID, lansoprazol 30mg/ngày phải được kiểm tra chặt chẽ trong suốt 8 tuần điều trị.

    Người già: Không cần điều chỉnh liều dùng của lansoprazol ở nhóm tuổi này, không thấy sự tăng tỷ lệ gặp tác dụng phụ ở nhóm tuổi này.

    Bệnh nhân suy thận: cẩn thận dùng thuốc cho bệnh nhân suy thận (độ thanh thải creatinin 30 – 70 ml/ phút, luôn tuân theo liều chỉ định.

    Bệnh nhân suy gan: Độ thanh thải của lansoprazol chậm lại khi dùng lansoprazol liều đơn cho bệnh nhân suy gan mãn, vì vậy điều trị bằng lansoprazol phải được bác sỹ kiểm soát chặt chẽ và luôn luôn tuân theo liều chỉ định.

    Sự giảm acid dạ dày do lansoprazol có thể làm tăng lượng vi khuẩn bình thường trong hệ tiêu hoá. Điều trị bằng lansoprazol có thể làm tăng nhẹ nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa như Salmonella và Campylobacter.

    Bệnh nhân loét dạ dày – tá tràng, nguyên nhân do nhiễm H.pylori phải được cân nhắc.

    Nếu lansoprazol được sử dụng đồng thời với các kháng sinh để điều trị H.pylori, các hướng dẫn sử dụng kháng sinh phải được tuân thủ.

    Các dữ liệu an toàn của bệnh nhân điều trị duy trì trong thời gian hơn một năm rất hiếm, phải định kỳ kiểm tra và cân nhắc nguy cơ/ lợi ích với những bệnh nhân này.

    Đã có báo cáo giảm magnesi máu ở những bệnh nhân điều trị thuốc ức chế bơm proton giống lansoprazol trong thời gian ít nhất 3 tháng và hầu hết các trường hợp điều trị trong một năm. Các biểu hiện nặng của giảm magnesi máu như mệt mỏi, co cứng, mê sảng, co giật, hoa mắt, loạn nhịp thất có thể xảy ra nhưng các triệu chứng này có thể bắt đầu âm thầm và bị bỏ qua. Trong hầu hết các bệnh nhân bị ảnh hưởng, giảm magnesi máu có thể được cải thiện sau khi bổ sung magnesi và ngừng dùng thuốc ức chế bơm proton.

    Với bệnh nhân phải điều trị kéo dài hoặc dùng thuốc ức chế bơm proton với digoxin hoặc các thuốc có thể gây giảm magnesi máu (như thuốc lợi tiểu) phải theo dõi mức magnesi máu trước và định kỳ kiểm tra trong suốt quá trình điều trị.

    Ức chế bơm proton, đặc biệt ở liều cao và trong thời gian dài (trên 1 năm) có thể tăng nguy cơ gãy xương háng, cổ tay và xương cột sống, chủ yếu là ở người già hoặc người có yếu tố nguy cơ. Các nghiên cứu quan sát cho rằng thuốc ức chế bơm proton có thể làm tăng nguy cơ gãy xương từ 10-40 %. Một vài trường hợp tăng do các yếu tố nguy cơ khác. Bệnh nhân bị loãng xương nên được hướng dẫn chăm sóc và bổ sung vitamin D và calcium.

    Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)

    Lansoprazol có khả năng dung nạp tốt, tác dụng phụ thường nhẹ và ngắn, thường gặp nhất ở đường tiêu hoá.

    Tần suất được xác định như: Thường gặp (> 1/100, < 1/10); không thường gặp (> 1/1000, < 1/100); hiếm gặp (> 1/10000, < 1/1000); rất hiếm gặp (< 1/10000), không xác định (không dự đoán được từ các dữ liệu sẵn có).

    Thường gặp Không thường gặp Hiếm gặp Rất hiếm gặp Không xác định
    Rối loạn máu và hệ bạch huyết Giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu. Thiếu máu Chứng mất bạch cầu hạt, giảm toàn thể huyết cầu
    Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng Giảm magnesi máu
    Rối loạn tâm thần Trầm cảm Mất ngủ, ảo giác, lẫn lộn
    Hệ thần kinh Đau đầu, hoa mắt Thao thức, chóng mặt, dị cảm, buồn ngủ, rùng mình
    Mắt Rối loạn tầm nhìn
    Hệ tiêu hóa Nôn, buồn nôn, đau dạ dày, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, khô miệng và họng Viêm lưỡi, nhiễm nấm thực quản, viêm tụy, rối loạn vị giác Viêm ruột kết, viêm miệng
    Rối loạn gan Tăng enzym gan Viêm da, vàng da
    Da và mô dưới da Mày đay, ngứa, phát ban Đốm xuất huyết, ban xuất huyết, rụng tóc, ban đỏ đa dạng, nhạy cảm ánh sáng Hội chứng Steven-Johnson, hoại tử thượng bì nhiễm độc
    Cơ xương và mô liên kết Đau cơ, đau khớp, gãy xương háng, cổ tay hoặc xương cột sống
    Thận và hệ tiết niệu Viêm thận kẽ
    Hệ sinh sản và vú Vú to ở nam giới
    Toàn thân Mệt mỏi Phù Sốt, tăng tiết mồ hôi, phù mạch, chán ăn, liệt dương Sốc phản vệ
    Nghiên cứu Tăng cholesterol và triglycerid, giảm natri huyết

    Thông báo cho bác sỹ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc!

    Tương tác với các thuốc khác

    Lansoprazol được chuyển hoá nhờ hệ enzyme cytochrom P450, nên tương tác với các thuốc khác được chuyển hoá bởi cùng hệ enzyme này. Do vậy, không nên dùng lansoprazol cùng với các thuốc khác cũng được chuyển hoá bởi cytochrom P450. Không thấy có ảnh hưởng lâm sàng quan trọng với nồng độ diazepam, phenytoin, theophylin, prednisolon hoặc wafarin khi dùng cùng với lansoprazol.

    Lansoprazol làm giảm tác dụng của ketoconazol, itracodazol và của các thuốc khác có sự hấp thu cần môi trường acid.

    Sucralfat làm chậm và giảm hấp thu lansoprazol (khoảng 30%)

    Atazanavir: Một nghiên cứu cho thấy sử dụng phối hợp lansoprazol (60mg một ngày) với atazanavir 400mg ở người tình nguyện mạnh khỏe kết quả là giảm một lượng lớn atazanavir (giảm 90% diện tích dưới đường cong AUC và Cmax). Không được dùng phối hợp atazanavir với lansoprazol.

    Tacrolimus: Dùng phối hợp với lansoprazol sẽ gây tăng nồng độ tacrolimus huyết tương. Lansoprazol làm tăng nồng độ trong huyết tương của tacrolimus 81%. Khuyến cáo theo dõi nồng độ huyết tương của tacrolimus khi bắt đầu và kết thúc điều trị đồng thời với lansoprazol.

    Quá liều

    Triệu chứng: Hạ thân nhiệt, an thần, co giật, giảm tần số hô hấp.

    Điều trị hỗ trợ: Phương pháp thẩm tách không loại được thuốc.

    Lái xe và vận hành máy móc

    Thuốc có thể gây tác dụng không mong muốn như chóng mặt, hoa mắt, rối loạn thị giác và buồn ngủ. Thận trọng khi dùng thuốc cho người lái xe và vận hành máy móc.

    Thai kỳ và cho con bú

    Phụ nữ có thai: Chưa có thông báo dùng lansoprazol cho người mang thai. Không biết rõ thuốc có đi qua rau thai vào bào thai hay không. Tuy nhiên, dùng lâu với liều cao đã gây ung thư trên cả chuột nhắt và chuột cống đực và cái, do vậy nên tránh dùng cho người mang thai, ít nhất là trong 3 tháng đầu, nhưng tốt nhất là không nên dùng trong bất kỳ giai đoạn nào khi thai nghén.

    Phụ nữ đang cho con bú: Lansoprazol và các chất chuyển hóa đều bài tiết qua sữa ở chuột cống và có thể sẽ bài tiết qua sữa của người mẹ. Vì tác dụng gây ung thư của thuốc trên súc vật đã được chứng minh, nên tránh dùng ở người cho con bú.

    Bảo quản

    Dưới 30°C, trong bao bì gốc để tránh hút ẩm.

    Quy cách đóng gói

    Hộp 2 vỉ x 7 viên nang.

    Hạn dùng

    24 tháng kể từ ngày sản xuất.

    Scolanzo 30mg có giá bán bao nhiêu?

    Sản phẩm đang được bán sẵn tại hệ thống Sơn Trường  với giá thành hợp lý, sản phẩm chính hãng uy tín chất lượng. Khách hàng vui lòng liên hệ với hệ thống Sơn Trường để biết thêm chi tiết sản phẩm và ưu đãi từ hệ thống!

    Scolanzo 30mg cách dùng như thế nào?

    Liều dùng
    Loét tá tràng: Uống 30 mg, 1 lần/ ngày, dùng trong 4 tuần hoặc đến khi khỏi bệnh.
    Loét dạ dày:
    – Uống 30 mg, 1 lần/ ngày, dùng trong 4 tuần. Nếu vết loét chưa lành, tiếp tục điều trị thêm 4 tuần nếu — theo chỉ định của bác sỹ.
    – Phòng ngừa loét dạ dày do NSAID ở những bệnh nhân có nguy cơ (có tiền sử loét dạ dày) phải điều trị bệnh mãn tính bằng NSAID: uống 30 mg/ 1 lần/ ngày.
    Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản:
    – Cấp tính: Uống 30 mg, 1 lần/ ngày trong 4 tuần. Tuỳ thuộc vào kết quả nội soi, có thể điều trị thêm 4 tuần theo chỉ định của bác sỹ.
    – Điều trị duy trì sau khi chữa khỏi viêm thực quản trợt loét để giảm tái phát: Người lớn uống 15 mg/ ngày.
    – Chưa xác định được mức độ an toàn và hiệu quả khi điều trị duy trì lâu quá 1 năm
    Phối hợp với kháng sinh để diệt Helicobacter pylori:
    – Liều thường dùng : Lansoprazol 30 mg/ lần, 2 lần/ ngày trong 7 ngày kết hợp với 2 trong số các kháng sinh sau : amoxicillin 1g, 2 lần ngày ; clarithromycin 500mg, 2 lần ngày và metronidazol 500 mg (base), 3 lần/ ngày.
    Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison:
    – Liều thường dùng 60mg, 1 lần/ ngày. Liều dùng nên được điều chỉnh theo kết quả lâm sàng hoặc kết quả kiểm tra định kỳ sự bài tiết khi điều trị trong thời gian dài. Với liều 120mg, hàng ngày nên chia thành 2 lần uống
    Điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy gan, thận:
    Bệnh nhân suy thận: Không cần điều chỉnh liều
    Bệnh nhân suy gan: Bệnh nhân suy gan vừa hoặc nặng phải được giám sát định kỳ và giảm 50% liều khuyến cáo hàng ngày.
    Người lớn tuổi:
    Do độ thanh thải của lansoprazol giảm ở người lớn tuổi nên giảm liều dựa theo yêu cầu của từng bệnh nhân. Liều hàng ngày không nên vượt quá 30mg trừ khi những chỉ định lâm sàng thật cần thiết.
    Cách dùng:
    Nên uống thuốc vào buổi sáng, trước bữa ăn sáng
    Không dùng quá liều chỉ định!

    Hệ thống Sơn Trường:

    Cs1: 62-62 Thành Chung, TP Nam Định.

    Cs2: 168 Trần Huy Liệu, TP Nam Định.

    Cs3: Cổng chợ Nghĩa Trung, Nghĩa Hưng, Nam Định.

    Cs5: Cổng chợ Chùa , TT Nam Giang, Nam Trực , Nam Định.

    Cs6: TT Ninh Cường, Trực Ninh, Nam Định.

    Cs8: 35 khu 1 TT Yên Định , Hải Hậu, Nam Định.

    Cs9: Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định.

    Được viết bởi:

    nguyenxuyen1710
    Đánh giá Scolanzo 30mg
    Chưa có
    đánh giá nào
    5 0% | 0 đánh giá
    4 0% | 0 đánh giá
    3 0% | 0 đánh giá
    2 0% | 0 đánh giá
    1 0% | 0 đánh giá
    Đánh giá Scolanzo 30mg
    Gửi ảnh thực tế
    0 ký tự (Tối thiểu 10)
      +

      CAPTCHA ImageChange Image

      Chưa có đánh giá nào.

      Hỏi đáp

      Không có bình luận nào